Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh

Sức khỏe sau sinh
Yêu thíc
Sinhcon -28-suckhoesausinh1

Bệnh trầm cảm sau sinh
Bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn cần rất nhiều sự giúp đỡ sau khi sinh em bé. Những sự hỗ trợ sẽ hiệu quả khi bạn biết rõ mình cần gì, và tìm những thông tin cần thiết ở đâu.


Bệnh trầm cảm sau sinh (PND) khá thường gặp. Có khoảng 15% số phụ nữ mới làm mẹ gặp phải triệu chứng này, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, suy sụp, đôi khi buồn chán, cô đơn và bị bỏ rơi. Triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi sinh.

Có vẻ như sự cô lập là một phần của bệnh trầm cảm hay các vấn đề sức khỏe sau sinh. Bởi khi bạn mới có con, quả thực bạn khó có thể đi ra ngoài tụ tập với bạn bè. Hoặc là khi bạn có cơ hội ra khỏi nhà, nhìn thấy mọi người xung quanh ai cũng thoải mái, vui vẻ, bạn thậm chí sẽ còn cảm thầy tồi tệ hơn.

Cảm giác tội lỗi và thất vọng cũng có thể là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Có thể bạn cảm thấy thật tệ vì nghĩ rằng mình không yêu em bé nhiều như lẽ ra phải vậy. Hoặc bạn từng nghĩ rằng làm mẹ sẽ thật là tuyệt, nhưng thực tế lại chẳng đúng như vậy chút nào.

Một vài chuyên gia tin rằng lý do của vấn đề này có thể có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bạn. Dưới đây là những cảm giác bạn có thể gặp phải nếu bạn bị bệnh trầm cảm sau sinh:

  • Cảm thấy mệt đến kiệt sức khi thức dậy mỗi buổi sáng, ngay cả khi bạn đã ngủ 1 giấc dài
  • Bạn thấy rằng bạn rất khó tập trung vào một việc gì đó, hay sắp xếp cho bản thân, hay chỉ là những công việc đơn giản khác.
  • Bạn cảm thấy mình thất bại trong việc trở thành một người mẹ.
  • Bạn không thể cảm nhận được nhiều, mặc dù những người khác đều đang nếm trải cảm giác làm mẹ.
  • Bạn dễ mủi lòng, đôi lúc mau nước mắt và bạn không hiểu tại sao lại như vậy nữa.
  • Bạn không còn chú ý đến thời gian, để hàng giờ trôi qua mà không biết rõ mình đang làm công việc gì.
Bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ khi bất kỳ triệu chứng nào ở trên đang tồn tại ở bạn . Mọi người ai cũng có lúc mệt mỏi, buồn bã và dễ mủi lòng – nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải những triệu chứng này thì có thể bạn bị bệnh trầm cảm sau sinh rồi.

Ai có thể giúp đỡ bạn:
Các trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em đều được đào tạo để có thể giúp đỡ những phụ nữ gặp các vấn đề sức khỏe sau sinh,  sẽ có những lời khuyênđược đưa ra  khi  bạn cần đến gặp bác sĩ  để được hỗ trợ chuyên sâu hơn. Họ cũng có thể giúp bạn trao đổi, chia sẻ với những bà mẹ khác.
[IMG] 

Bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc điều trị trầm cảm, hoặc những biện pháp trị liệu khác. Bạn có thể trò chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ tâm lý (thông qua bác sĩ của bạn). Bạn bè, gia đình và chồng cũng có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn này. Vì thế bạn không cần phải giấu đi cảm xúc tồi tệ mà mình đang phải chịu đựng – bạn xứng đáng được hưởng rất nhiều sự giúp đỡ vào thời điểm này.

Luôn có những sự hỗ trợ dành cho những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh tại nơi bạn sinh sống. Chúng tôi đã cung cấp cho bạn danh sách những dịch vụ hỗ trợ bệnh trầm cảm sau sinh.

 Điều quan trọng là bệnh trầm cảm sau sinh có thể chữa khỏi với sự giúp đỡ phù hợp.

Em bé sơ sinh của bạn cũng cần bạn phải khỏe mạnh. Về lâu về dài, việc người mẹ bị bệnh trầm cảm sau sinh đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng học tập của đứa trẻ.

Đừng nhầm lẫn bệnh trầm cảm sau sinh với hội chứng rối loạn tâm lý sau khi sinh mà một số sản phụ chỉ mắc phải trong vòng vài ngày sau khi sinh rồi hết.

Chỉ có 1 trong 500 sản phụ mắc phải tình trạng đặc biệt nguy hiểm của bệnh lý sau sinh, gọi là chứng rối loạn tâm thần hậu sản. Nghĩa là sản phụ có thể bị ảo giác, hay bị mất ngủ nhiều ngày liền, hay cực kỳ kích động. Những người thân bên cạnh sản phụ sẽ rất dễ dàng nhận ra những triệu chứng không bình thường này. Đây không phải là bệnh trầm cảm sau sinh, và cần được khám chữa ngay lập tức. Một số trường hợp cần phải nhập viện để được điều trị tích cực.

Sinhcon -28-suckhoesausinh2
Có kinh nguyệt trở lại
Nếu bạn không cho bé bú sữa mẹ thì kinh nguyệt của bạn sẽ xuất hiện trở lại trong 4-8 tuần sau sinh.

Nếu bạn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nghĩa là không có các bữa ăn dặm thì có thể chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ chỉ xuất hiện trở lại khi bạn bắt đầu giảm số lần cho bé bú. Nhưng không phải ai cũng vậy, sẽ có những sản phụ có kinh nguyệt sớm hơn.

Mặc dù có thể bạn chưa có kinh nguyệt trở lại, cơ thể bạn vẫn rụng trứng và có thể có thai. Vì thế bạn nên cân nhắc áp dụng phương pháp tránh thai nếu chưa sẵn sàng sinh em bé tiếp.

Một điều bình thường là chu kỳ kinh nguyệt của sản phụ có thể thay đổi sau khi sinh con. Nhiều sản phụ cho biết lượng máu ra nhiều hơn, trong khi số khác lại thấy ít hơn, và không kéo dài bằng trước đó. Chu kỳ của bạn có thể hơi bất thường vào thời gian đầu, do bởi rụng trứng không đều. Mỗi cơ thể sẽ có phản ứng riêng đối với vấn đề này.

Nếu bạn lo lắng vì lượng máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét