Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Hướng dẫn cách ngâm mủ trôm

Chuyên:  cao chè vằng mủ trôm có tác dụng gì | công dụng của mủ trôm
* Cách ngâm mủ trôm thô (dạng viên):
- Nên đập bễ ra thành từng hạt nhỏ như hạt đậu xanh (mủ trôm càng nhỏ thì nở càng đều, càng nhanh và thể tích nở càng nhiều)
- Rửa sơ qua bằng nước sôi để loại bỏ vi sinh vật bám bên ngoài mủ trôm
- Ngâm 1 thìa cafe mủ trôm đã đập tương đương với 1 lít nước (dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội đều được)
- Ngâm khoảng 5 – 6 tiếng, mủ trôm sẽ nở tràn lên trên mặt nước. Nếu thấy đặc thì có thể cho thêm nước để mủ trôm tiếp tục nở đến giới hạn tối đa.
- Cho đường (hoặc nước đường phèn) vào là có ngay thức uống mủ trôm giải nhiệt đầy chất lượng.
- Trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh tiều đường thì nên uống không đường để đạt hiệu quả cao nhất.
* Cách ngâm mủ trôm thô (dạng bột):
 Đối với mủ trôm thô dạng bột thì quá tiện lợi, vì mủ trôm đã được nghiền nhỏ nên chúng ta chỉ cần hòa 5g - 7g Mủ Trôm  với 150ml nước ấm hoặc nguội, sau 3 - 5 phút thêm đường khuấy đều và thưởng thức.
Với bài hướng dẫn cách ngâm mủ trôm thô này, hy vọng các bạn sẽ thực hiện đúng và cho ra những sản phẩm Mủ Trôm giải nhiệt tuyệt hảo!
Lưu ý: Tránh ngâm ít nước làm Mủ Trôm chưa nở hết mà sử dụng sẽ gây tắc ruột do Mủ Trôm trương nở trong bụng.
Hoặc đơn giản hơn, các bạn có thể mua sản phẩm Mủ Trôm bột (có đường) để thưởng thức nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các bạn tham khảo những sản phẩm Mủ Trôm Vĩnh Tâm dưới đây nhé!

Cách nấu nước mát mủ trôm đúng cách

Nguyên liệu và dụng cụ:

  • 1 viên mủ trôm.
  • 1 lít nước lạnh.
  • 3 - 5 viên đường phèn.
  • Vài giọt dầu chuối.

Cách làm:

Bước 1: Ngâm mủ trôm trong tô nước ấm từ 12 tiếng - 20 tiếng (tùy theo viên lớn hay nhỏ). Sau khi mủ trôm trương nở hết ta sẽ thấy lẫn trong nước có chất sệt trong như thạch.
Bước 2: Cho đường phèn vào nồi nước và đun trên bếp đến khi đường tan hết thì được. Để nước đường phèn thật nguội.
Nấu đường phèn cho tan hết rồi để nguội
Nước đường phèn đun và để nguội, không dùng nước nóng để pha mủ trôm hoặc cho mủ trôm vào nấu chung với nước đường nhé, sẽ làm mất tác dụng của mủ trôm. Bạn có thể đun sẵn nước đường phèn đặc, để nguội, sau đó sẽ pha thêm nước lọc vào cho độ ngọt vừa khẩu vị là được.
Bước 3: Chế nước đường và vài giọt dầu chuối vào tô mủ trôm, sang nước mát vào bình và cất trong tủ lạnh hoặc bỏ đá vào nếu muốn uống ngay.
Bước 4: Bạn có thể ngâm thêm hột é song song với ngâm mủ trôm. Khi hột é nở hết thì có thể pha chung với hạt mủ trôm để cho thức uống ngon và hấp dẫn hơn.
Bạn có thể ngâm hột é với nước mủ trôm để nước uống hấp dẫn hơn
Chú ý: Sáng ngâm thì chiều uống, tối ngâm thì sáng hôm sau uống. Nếu thấy mủ trôm nở quá đặc có thể thêm nước vào sao cho vừa uống sẽ ngon hơn. Nên tránh ngâm ít nước làm mủ trôm chưa nở hết mà sử dụng sẽ gây tắc ruột do mủ trôm trương nở trong bụng.
Không sử dụng mủ trôm đối với các trường hợp
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có khối u trong ruột.
  • Người đang uống thuốc chữa bệnh, vì mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
  • Người hư hàn, hay lạnh bụng không nên dùng nhiều.

THẢO DƯỢC VĨNH TÂM

      Địa chỉ: 122, Đường TX22, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM.
  Email:  phihung100888@gmail.com
 
          Website: http://thaoduocvinhtam.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét